Ảnh mới

Fan GFRIEND

Đăng bởi vào lúc

video

Đăng bởi vào lúc

Những ngày qua, cộng đồng mạng Thái Lan và Trung Quốc đồng loạt xôn xao trước loạt ảnh sau khi thực hiện phẫu thuật chuyển giới của 1 chàng trai người Thái Lan.

Trước khi phẫu thuật chuyển giới, Poy là 1 chàng trai béo mập với đôi mắt hí và làn da đen. Tuy nhiên, hiện tại, Poy đã trở thành 1 cô nàng nóng bỏng, xinh đẹp.

Theo những bức ảnh trước và sau khi phẫu thuật chuyển giới được đăng tải trên mạng có thể thấy trước đây, chàng trai Thái Lan sở hữu vẻ ngoài không mấy ưa nhìn với đôi mắt hí, gương mặt, thân hình mập mạp và làn da ngăm đen. Tuy nhiên, sau khi quyết định phẫu thuật chuyển giới, chàng trai trẻ đã biến thành một cô nàng xinh đẹp, quyến rũ và nóng bỏng.


 
Nhiều người không thể ngờ rằng trước đây, cô nàng lại là 1 chàng trai.

Sau khi tìm hiểu được biết, nhân vật trong loạt ảnh này có tên là Poy (sinh năm 1985). Nhiều khả năng, người đẹp chuyển giới này sẽ xuất hiện trên chương trình truyền hình Weeknight Show sắp tới để chia sẻ về trường hợp đặc biệt của mình.
Cô nàng điệu đà với những bộ trang phục nữ tính, khoe vòng một căng đầy.
Tình trạng béo ở mặt là một trong những nổi khổ khó nói cho những ai thích chụp ảnh, dù đã có gắng giảm cân nhưng đôi lúc không ăn thua. Vì sao thế?
Trào lưu gương mặt V-line đang nở rộ, những cô nàng sở hữu gương mặt thon gọn với chiếc cằm nhọn vừa phải luôn trông trẻ trung, xinh đẹp và hợp thời, điều đặc biệt là họ luôn tỏa sáng trong từng bức ảnh.
Nhiều bạn gái đã bắt đầu làm quen với việc giảm cân để sở hữu vẻ đẹp “mong manh sương khói” đó. Tuy nhiên, có một số thói quen khiến mọi cố gắng trở nên vô ích, dù cho thân hình đã rất “mình hạc sương mai” nhưng riêng khuôn mặt thì... vẫn béo.
1. Ăn quá mặn, tiêu thụ nhiều thức ăn nhanh
Muối có chức năng giữ nước và gây chứng phù nề, vì vậy nếu bạn tiêu thụ càng nhiều muối thì cơ thể bạn tích trữ nước càng nhiều, trong khi đó, mặt lại là vùng giữ độ ẩm và nước nhiều nhất trên cơ thể. Vậy nên sử dụng nhiều muối khiến khuôn mặt trở nên phì nhiêu hơn.
Những loại thức ăn nhanh như khoai tây chiên, Hamburger, mì ăn liền chứa rất nhiều muối, ngoài ra còn nhiều dầu mỡ, chúng sẽ ngăn cản cơ thể chúng ta hấp thụ các chất dinh dưỡng và vitamin khiến công cuộc giảm béo mặt trở nên vô ích.
2. Ăn nhiều đồ ngọt, hút thuốc, uống rượu bia
Những món ăn ngọt ngào luôn quyến rũ phụ nữ, những loại bánh kẹo, nước ngọt chứa rất nhiều đường tinh luyện và đó là nguyên nhân khiến cho chất béo tích tụ trên khuôn mặt và cổ. Các bạn gái hãy hạn chế và dùng những vị ngọt tự nhiên như trái cây tươi.
Một số loại thuốc lá hiện nay thường có xu hướng giữ nước. Mà như bạn đã biết, vùng mặt là nơi thích hợp nhất để giữ tất cả các loại chất lỏng mà cơ thể tiếp nhận. Ngoài ra, thuốc lá rất có hại cho sức khỏe và gây tổn hại đến làn da, vóc dáng các bạn gái.
Sử dụng nhiều rượu, bia là một trong những lí do gây phù nề cho khuôn mặt do cơ thể phải thường xuyên tích trữ nhiều nước hơn bình thường.
3. Uống quá nhiều nước trước khi đi ngủ
Nước là một thành phần thiết yếu của cơ thể, uống nhiều nước sẽ hỗ trợ giảm cân, đào thải chất độc và làm đẹp da. Nên uống nước đều đặn trong ngày, không nên để quá khát mới uống thật nhiều một lần, cơ thể sẽ bị sốc. Việc bạn uống quá nhiều nước trước khi đi ngủ khiến mặt bạn to hơn sau khi thức dậy,vì nước không tài nào đào thải được khi bạn ngủ cả đêm.
4. Ăn uống bỏ bữa, ngủ không đủ giấc
Chúng ta hay tưởng rằng bỏ bữa, ăn càng ít, ngủ ít lại sẽ khiến ta giảm cân và khuôn mặt thon gọn hơn, điều đó hoàn toàn sai lầm, việc bạn bỏ bữa và thiếu ngủ càng tạo ra nhiều hoocmon thèm ăn khiến sau đó bạn còn ăn nhiều hơn và dồn dập, còn nếu bạn lại cố gắng ăn ít thì chứng thèm ăn sẽ khiến bạn khổ sở.
5. Thiếu tự tin
Khi bạn sở hữu một khuôn mặt béo có thể bạn sẽ thiếu tự nhiên xuất hiện cùng bạn bè trong những bức ảnh kỉ niệm, bạn thường gượng gạo khiến khuôn mặt bạn càng đơ. Hãy tự tin và cười thật tươi, nụ cười rạng rỡ, tự nhiên của các bạn gái luôn có một sức hút đặc biệt, chúng sẽ che lấp đi mọi khuyết điểm.
Một khuôn mặt lớn và một khuôn mặt bị béo là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Cấu trúc xương lớn, gò má cao và dày khiến khuôn mặt có phần tròn trịa hơn. Bạn không thể đỗ lỗi cho rằng như thế là béo mặt. Một khuôn mặt bị béo chỉ khi bạn có những cảm nhận nó trở nên to hơn bình thường, mềm hơn do tích nhiều nước và mỡ hơn. Khi đó khuôn mặt của bạn mới cần đến các giảm pháp giảm béo.
Cụ ông và cụ bà cao tuổi nhất Việt Nam đều cao hơn cụ ông, cụ bà cao tuổi nhất đã được xác lập Kỷ lục thế giới.
Theo Tổ chức kỷ lục Việt Nam, hiện tổ chức này đang nghiên cứu về 2 trường hợp cụ ông cao tuổi nhất Việt Nam - là cụ Y’Ndông, sinh năm 1898 (116 tuổi), người dân tộc Mơ Nông, đang sống tại huyện Đăk Song, tỉnh Đắk Nông và cụ Nguyễn Cù, sinh năm 1900 (114 tuổi), sống tại Đà Nẵng.

Cặp vợ chồng cao tuổi nhất Việt Nam xác lập kỷ lục châu Á

Tổ chức kỷ lục châu Á gửi văn bản xác nhận hai kỷ lục của Việt Nam: Cụ bà cao tuổi nhất châu Á và cặp vợ chồng cao tuổi nhất châu Á.

Tổ chức Guinness Thế giới ghi nhận, Nhật Bản hiện giữ 2 kỷ lục về người già nhất thế giới là một cụ bà 116 tuổi và một cụ ông 111 tuổi. Như vậy, cụ ông và cụ bà cao tuổi nhất Việt Nam (cụ Nguyễn Thị Trù sinh năm 1893, hiện 121 tuổi) đều cao hơn cụ ông, cụ bà cao tuổi nhất đã được xác lập Kỷ lục thế giới. Việt Nam hoàn toàn có thể phá 2 kỷ lục này. 


Cụ bà Nguyễn Thị Trù (TPHCM) đang được Tổ chức kỷ lục Thế giới và châu Á xem xét có phá được kỷ lục “Cụ bà cao tuổi nhất Thế giới”.

Cụ bà Nguyễn Thị Trù (TPHCM) đang được Tổ chức kỷ lục Thế giới và châu Á xem xét có phá được kỷ lục “Cụ bà cao tuổi nhất Thế giới”.

Cụ bà Nguyễn Thị Trù (TPHCM) đang được Tổ chức kỷ lục Thế giới và châu Á xem xét có phá được kỷ lục “Cụ bà cao tuổi nhất Thế giới”.

Tuy nhiên, theo ông Lê Trần Trường An - Tổng giám đốc Tổ chức kỷ lục Việt Nam, Tổ chức kỷ lục Thế giới yêu cầu khá nghiêm ngặt hồ sơ của các cụ ông, cụ bà trước khi công nhận họ phá kỷ lục thế giới. Tổ chức nói trên đề nghị một bệnh viện uy tín đo xương để đoán độ tuổi của các cụ ông, cụ bà.

Còn Tổ chức kỷ lục châu Á thì yêu cầu tìm cho ra hồ sơ lưu trữ hành chính thời Pháp để có chứng nhận khai sinh chính xác. Việc này khá khó, do Việt Nam trải qua 2 cuộc chiến tranh và nhiều cụ không còn giấy tờ gốc. Song, việc hoàn tất hồ sơ cho các cụ cao tuổi là cần thiết, vì đây còn là những giá trị khác có thể học hỏi, đó là hầu hết các cụ sống thọ đều có con cháu đầy đàn, sống hòa thuận, đoàn kết, và bản thân các cụ đều là những tấm gương về nghị lực, về tình yêu thương.

Bà Diệu chợt cười: “Ông Mười 100 tuổi rồi mà vẫn… còn là “trinh nam” đấy. Ổng không cho ai đụng vào người, kể cả tôi. Bây giờ mắt ổng mờ nên tôi thường dắt tay đi, nhưng khi cảm giác phía trước là đường thẳng thì ổng lại đẩy tôi ra”.

Ngôi nhà nơi ông bà gần 40 năm sống chung.
Đồng cảnh ngộ lận đận đận tình duyên
Xóm núi Đập Lồi, xã Mỹ Hòa, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định buổi chiều nắng đã vơi. Xóm làng thưa thớt dần, những thửa ruộng vừa gặt chỉ còn trơ cuống rạ im vắng, đến chân núi cứ ngỡ mình đã nhầm đường thì thấy thấp thoáng một mái nhà lẻ loi. Đến đầu ngõ, lũ chó sủa inh hỏi, một cụ bà từ trong nhà nhìn ra, hỏi: “Thưa cụ, chúng cháu tìm nhà bà Hai ạ?”, cụ bà mỉm cười: “Tôi đây”. Thì ra đây chính là nhà ông Trần Văn Cầu (SN 1914, còn gọi ông Mười) và bà Nguyễn Thị Diệu (SN 1920, còn gọi bà Hai).
Mời khách ngồi trên ghế nhựa đặt trước sân, bà Diệu bắt đầu kể về cuộc đời chìm nổi đa đoan. Cô bé Diệu sinh ra ở cửa Thuận An, tỉnh Thừa Thiên - Huế, gia cảnh quá nghèo khổ nên mới hơn 10 tuổi đã phải đi ở. Cô bé xinh xắn dễ thương bị ông bà chủ nhăm nhe gả bừa cho đứa cháu bị dở người. Không chấp nhận, Diệu trốn đi trong một đêm mịt mù.
Xin làm phụ hồ đi theo những đội làm công trình xây dựng ở khắp nơi. Năm 17 tuổi, Diệu lấy chồng. Năm 25 tuổi, chồng chết để lại hai đứa con, một trai, một gái. Rồi chiến tranh loạn lạc, thân gái dặm trường chẳng thể vừa mưu sinh, vừa lo an toàn cho con, Diệu buộc phải gửi hai đứa con cho người anh trai chồng ở tỉnh Long An.
Năm 1967, bà trở lại tìm con, đứa con gái nay đã lập gia đình, nhìn chiếc áo công nhân sờn vai và dáng vẻ khắc khổ của mẹ, lạnh nhạt cau mày: “Mẹ về, sao không nói cho con lên trên đó đón, để mua bộ quần áo khác cho mẹ. Mẹ mặc thế này đến rồi nhà chồng con họ khinh!”.
Nghe con gái nói vậy, bà cố ép những giọt nước mắt chảy ngược vào lòng, rồi quay mặt đi, tự nhủ với lòng rằng cứ để gia đình thông gia nghĩ rằng con gái mình là trẻ mồ côi, có khi người ta còn quý hơn là có người mẹ nghèo khó như bà. Tủi thân, rồi chẳng lời từ biệt, bà bỏ đi từ đó.
Sau ngày hòa bình lập lại, bà theo chủ thầu đi làm công trình ở khắp nơi, rồi về thủy điện Đập Lồi dừng chân. Tại đây bà gặp ông Cầu. Mấy năm gắn bó với công trình, gắn bó với mảnh đất nghèo tiền gạo nhưng giàu tình người, những con người cùng khổ cảm thông quý mến nhau.
Bà Diệu cho biết: “Những ngày nghỉ, công nhân ở gần về hết, chỉ còn tôi với ông Mười ở lại lúi húi nấu cơm dưới chân núi. Ông Mười lúc ấy cũng không gia đình, không con cái, tôi cũng cô đơn một mình. Thấy vậy nên bà chủ đất thương tình, bảo không có chỗ nào đi, không còn chỗ nào về thì bà cho đất cất nhà mà ở, vỡ rẫy làm ruộng mà sống. Tôi đồng ý, rồi ông Mười cũng ở lại. Chúng tôi cất cái nhà lá, mỗi người mỗi gian. Nhiều người ban đầu dòm ngó, gièm pha đủ điều nhưng chúng tôi vẫn mặc kệ, bởi miệng lưỡi người đời đâu hiểu được sự việc”.
Đôi mắt đục mờ hướng về phía chân núi, ông Cầu kể, đời ông cũng nghiệt ngã không kém. Ông sinh ra ở thôn Kim Sơn, xã Ân Nghĩa, huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định, thời trai trẻ khôi ngô, khỏe mạnh có tiếng ở trong làng, chỉ có điều gia cảnh bần hàn. Yêu một cô gái, đã hứa hôn, nhưng khi chuẩn bị thành gia thất thì ông bị tai nạn. Một tay gãy quặt, chân tập tễnh, Cầu sang nhà vợ chưa cưới, chợt nghe người mẹ cô gái nói với con: “Có lẽ thôi đi, chứ nó thành tật rồi, lấy về nuôi tốn cơm, rồi nó “báo” mình đó con”.
Anh lặng thinh quay về, vung dao chặt đứt ngón tay út, thề không bao giờ lấy vợ nữa, rồi bỏ làng đi từ đó. Qua bao cuộc thăng trầm, ông dạt vào vùng quê làm công nhân kiếm sống và gặp bà Diệu.
Tình người vượt lên tình đôi lứa
Ông lão nhỏ thó chợt ngừng lời. Vết thương lòng trong ông lẽ nào vẫn còn ám ảnh sau bao năm tháng dâu bể cuộc đời? Để xua tan đi không khí buồn bã, khách hỏi: “Ông thương bà Hai không?”. Ông trả lời: “Thương chứ, bả rủ rê ở cùng nhà cho có bạn mà”.
Hai nhân vật của "câu chuyện tình trong trẻo"
Bà Diệu chợt cười: “Ông Mười 100 tuổi rồi mà vẫn… còn là “trinh nam” đấy. Ổng không cho ai đụng vào người, kể cả tôi. Bây giờ mắt ổng mờ nên tôi thường dắt tay đi, nhưng khi cảm giác phía trước là đường thẳng thì ổng lại đẩy tôi ra”.
Bà Diệu kể, sau khi dựng nên cái chòi để che nắng che mưa thì hai người nương vào nhau mà sống như anh em bạn bè, ngày ngày cặm cụi cày cuốc, trồng cây ở mảnh vườn nhỏ để trang trải cuộc sống. Cuộc sống với họ như thế là bình an. Họ không cần tình dục, cũng chẳng cần tiền bạc.
Cách đây 3 năm, khi thấy căn nhà xuống cấp mưa gió dột nát, lại phải sống trong hoàn cảnh thiếu thốn, một nhà hảo tâm đã gửi 40 triệu đồng để ông bà sửa nhà, có chỗ tránh mưa nắng. Nhưng khi được chính quyền trao tiền, ông bà không nhận và nhờ chính quyền đem cho những gia đình có hoàn cảnh khó khăn hơn mình.
“Sao cụ không nhận khoản tiền đó để sửa lại nhà? Ngôi nhà bây giờ cũng hư hỏng nhiều rồi, lỡ lúc mưa gió thì sao?”. Bà cụ mỉm cười giải thích: “Hai chúng tôi già rồi, sống nay chết mai biết đâu được. Bây giờ còn làm lụng được chưa đến mức phải ngửa tay xin ai, với lại cả cuộc đời chưa bao giờ biết đến số tiền lớn thế, tiêu sao hết. Thà mình dành phần đó lại cho gia đình nào đó cần thiết hơn mình có phải hay không”.
Rồi năm 2008, một số người trong làng thấy hoàn cảnh của hai ông bà khó khăn nên đến kéo điện, mua cho cái quạt và một cái vô tuyến. Nhưng cái vô tuyến đó cũng để cho nhện giăng bởi ông bà phần không biết sử dụng, phần sợ tốn điện. Bà kể: “Mấy năm trước, xã bảo lên nhận hỗ trợ tiền điện 90 nghìn đồng nhưng tôi không nhận. Tôi có dùng bao nhiêu đâu, nhường cho người khác”.
Ở tuổi gần đất xa trời, ông Mười mắt đã mờ, sức khỏe yếu dần. Từ ngày qua tuổi 90, ông được trợ cấp tiền người già 120 ngàn đồng/tháng. Khoản tiền đó ông phụ giúp bà Hai lo cơm nước. Còn bà Hai, hàng ngày dành thời gian chăm sóc mảnh vườn, rồi lại đi khắp làng bán mấy mớ rau, trái đu đủ, nải chuối vườn, kiếm vài đồng tiền lãi coi như đủ muối mắm. Hai ông bà có ba sào ruộng, nhưng gần chục năm nay ông Mười già yếu không làm việc nặng được nên đem cho người ta cấy mướn mỗi năm lấy được 150kg thóc.
Trong căn nhà chỉ có hai cái giường in dấu thời gian, chiếc vô tuyến giăng đầy mạng nhện, vài chiếc ghế nhựa đầy bụi im lìm góc nhà, tấm hình mấy đứa trẻ con ở đầu làng bà Hai xin về ngắm trong những đêm lạnh lẽo... Tài sản chẳng có gì, chỉ có “chuyện tình” trong trẻo của họ là đáng giá, là câu chuyện tình người nương nhau sống giữa khốn khó không một chút toan tính vụ lợi, không một sự so bì. Quy luật cuộc đời là như thế, hạnh phúc không phải nhiều tiền bạc, mà đến từ những điều rất bình dị đời thường./.

Click để bắt đầu chia sẻ những bức ảnh vui!

Ủng hộ Dám Cick - Dám xem nhé bạn ^^